Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình,và cũng là nơi để con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, tổ tiên của mình. Vì thế thường được đặt ở vị trí trung tâm và những nới trang trọng nhất của ngôi nhà. Việc lau dọn bàn thờ sạch sẽ là công việc trước tiên và cần được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Không phải chờ đến cuối năm hay nhân dịp giỗ chạp thì mới dọn dẹp và chăm chút bàn thờ, tuy nhiên, bạn nên giữa gìn bàn thờ sau cho luôn sạch sẽ mỗi ngày. Khi lau dọn bàn thờ, bạn cần sử dụng chổi quét hoặc khăn lau riêng biệt và tránh sử dụng chung vào những việc khác. Sử dụng nước sạch để lau dọn bàn thờ (ngoài nước sạch, có thể sử dụng nước mưa, nước lá trầu, lá bồ, rượu,…).
Trong mỗi gia đình người Việt, ngoài việc chọn lựa vị trí trung tâm và cao ráo để đặt bàn thờ, thì việc xem hướng cho ngôi nhà và tuổi của gia chủ để thấy nên đặt bàn thờ quay mặt về hướng nào là tốt nhất vẫn luôn được chú trọng. Việc dọn dẹp hay bày biện bàn thờ vào ngày thường có thể qua loa, sơ sài vì lý do bận bịu làm ăn, thu vén tiền bạc… Bát hương: Quan trọng nhất của bàn thờ chính là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương vốn là vật vô tri, chỉ sau khi thực hiện các thủ tục “bốc bát hương” thì bát hương đó mới có tác dụng làm vật cắm nhang khi thờ cúng. Bát hương được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ và trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng, Đôi khi có nhiều bàn thờ đặt thêm 2 bát hương ở bên trái và bên phải bát hương trung tâm để tạo thế tam tài, ở 2 góc ngoài bao giờ cũng có hai cây đèn dầu (hoặc nến) tượng trưng cho mặt trời bên trái và mặt trăng ở bên phải. Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận ( băng dính trắng để thờ được lâu) và câu đặt bên trái bát hương phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long ( cây màu xanh ) – Hữu bạch Hổ- có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu. Lọ lộc bình: Thường thờ 01 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và 15 Âm, hay những ngày tết, giỗ còn những ngày thường thường để không nên xưa gọi là Độc bình và thường được đặt bên tay trái -hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả. Và người Việt Nam thường sử dụng hoa cúc, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa mai, hoa đào trong cúng gia tiên ngày Tết… Giá nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng.
Cách trang trí bàn thời gia tiên trong ngày cưới Bàn thờ gia tiên là nơi diễn ra nghi thức dâng hương và là nơi linh thiêng cần được bày trí trang hoàng một cách thận trọng nhằm thể hiện được sự trang trọng và lòng thành kính của con cháu dành cho tổ tiên, ông bà, cầu mong được chứng giám việc cho hôn sự cũng như ban phước lành để có một khởi đầu may mắn. Trong ngày cưới, thì tùy vào điều kiện của mỗi người mà trang trí bàn thờ gia tiên, nhưng kiêng kỵ một điều là tránh bày biện bàn thờ một cách sơ sài và những sai sót không đáng có. Và việc trang trí bàn thờ cũng còn tùy thuộc vào phong tục, nét văn hóa của từng vùng miền, nhưng chung quy thì bàn thờ gia tiên trong ngày cưới thường được lau dọn sạch sẽ, gọn gàng, có đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên và đồ trang trí bày biện đẹp mắt để ngày cưới thêm phần trang trọng nhưng phải có đủ lư đồng, bát nhang, trà, rượu, nhang thơm…
Cách trang trí bàn thờ gia tiên ngày cưới theo từng vùng miền Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Bắc: Với Miền Bắc thì bàn thờ cho lễ gia tiên là bàn thờ chính của gia đình, trước buổi lễ thường được dọn dẹp sạch sẽ, có thể phủ thêm vải đỏ và cùng với những dòng chữ, câu đối có ý nghĩa như: “Chúc mừng hai họ, trăm năm hạnh phúc” hay “Trăm năm tình viên mãn, bạc đầu nghĩa phu thê, chữ Hỷ,… để trang trí thêm. Trên bàn thờ phải có một mâm ngũ quả, có thể kết hình long phụng cho thêm phần long trọng, hoa tươi trang trí hai bên thường là hoa lai ơn, một con gà luộc và một đĩa xôi gấc đỏ. Ngoài ra, khi nhà trai rước được cô dâu về nhà, sẽ mang một phần mâm quả của tráp xin dâu, thường gọi là mâm lại quả và không có trầu cau, rượu, về sẽ thắp hương trên bàn thờ.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Trung: Lễ cưới hỏi của người miền Trung thường đơn giản hơn, nhưng vẫn được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Thường bàn thờ gia tiên sẽ có đầy đủ trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng và không thể thiếu bánh phu thê. Đàng trai nếu khá giả thì mâm lễ sẽ có thêm bánh kem và bánh dẻo chứ không cúng heo quay như ở nhiều nơi khác.
Cách trang trí bàn thờ gia tiên trong ngày cưới ở Miền Nam: Với người miền Nam, lễ cưới là một dịp vô cùng trọng đại và yếu tố lễ nghi đều luôn được đặt lên cao. Thường thì bàn thờ gia tiên sẽ được treo phông đỏ, chữ hỷ và câu đối, cặp lư đồng đã được đánh bóng kỹ trước đó, cặp mâm quả hình long phụng kết tỉ mỉ và bình hoa lớn. Trên bàn thờ cũng có thể để ảnh tổ tiên, ông bà hoặc có thể để trống. Và một vật không thể thiếu trong ngày trọng đại này là cặp đèn cầy lớn được khắc hình long phụng. Nhà trai sẽ chuẩn bị đôi đèn cầy này đặt trong mâm tráp đem qua nhà gái, nhà gái sẽ chuẩn bị sẵn một cặp chân nến và thắp trên bàn thờ tổ tiên trong ngày đón dâu. Thông thường, đèn cầy của người theo đạo Phật hoặc không theo đạo là đèn cầy long phụng màu đỏ, đèn cầy của người theo đạo Thiên Chúa thường là màu hồng. Với xã hội ngày càng phát triển thì các nghi thức cưới hỏi ngày nay cũng được giản lược đi rất nhiều, thế nhưng lễ gia tiên là một phần không thể thiếu và vẫn tiếp tục được duy trì. Ngoài thể hiện sự kính trọng tổ tiên, cội nguồn thì nó còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.