GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU

Người xưa có câu “Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” để nói về quy luật tất yếu của cuộc sống hôn nhân. Khi các tràng trai và các cô gái đã khôn lớn trên 18 tuổi là lúc đôi lứa kết hết hôn về sống chung với nhau sinh con và lập nghiệp.

Ngoài việc đăng kí kết hôn với chính quyền thì người ta thường tổ chức lễ cưới để thông báo cho gia đình, bạn bè và nội tộc hai bên.

Với sự phát triển của thế giới hiện nay, sự du nhập của nhiều văn hoá, đặc biệt là từ phương Tây. Qua thời gian , chúng ta cũng dần thích nghi và thay đổi theo, trong chuyện cưới xin cũng vậy. Ngày nay, hầu hết chúng ta đã bỏ qua những thủ tục, lễ nghi rườm rà theo lối cưới xin truyền thống, nhằm để có một lễ cưới đơn giản hơn .

Ngày cưới là ngày lễ vô cùng trọng đại và thiêng liêng đối với những cặp đôi do đó việc hiểu và nắm rõ nghi thức cưới hỏi là vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong đó có những vấn đề bắt buộc phải làm và những vấn đề cần kiêng kị mà chúng ta cần phải nghe theo .

Những nghi thức cưới xin từ lâu đã được ông cha ta truyền lại từ bao đời, vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng và tiếp tục phát huy.

Gia đình nào giàu có, khá giả thì làm lễ cưới hỏi lớn, còn gia đình nào không có điều kiện thì làm đơn giản hơn tuy nhiên trong lễ cưới không thể thiếu các thủ tục và nghi lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt chúng ta dưới đây.

1. Dạm Ngõ

Lễ dạm ngõ được ví như lễ ra mắt giữa hai nhà trai gái, nhằm cho lứa đôi tìm hiểu nhau trước rồi mới đi đến hôn nhân . Nhưng trên thực tế, đây là một cách để hai bên gia đình tìm hiểu về nhau, trở nên thân thiết hơn. Mặc dù, là nghi thức đơn giản, có thể bỏ qua nhưng nhiều gia đình hiện nay vẫn giữ lễ dạm ngõ. Nếu lễ dạm ngõ thành công tốt đẹp được 2 gia đình ưu thuận thì lúc này người con gái được xem như là có nơi có chốn chờ ngày rước về nhà trai mà thôi. Lễ gồm có:

- 1 cặp rượu

- 1 cặp trà

- bánh 

- trái cây

2. Lễ Ăn Hỏi

Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là đám hỏi, là ngày mà đôi uyên ương siết chặt nhau, hai bên gia đình chấp nhận hai người là của nhau .

Theo phong tục thì nhà trai cần chuẩn bị những thứ như sau :

  • Khay rượu có đủ nhạo và ly (6 miếng trầu tiêm, rượu, nữ trang, )
  • Hai hộp bánh
  • Trái cây
  • Heo sữa quay 
  • xôi gấc (gà)
  • Bánh phu thê
  • Tiền nạp tài 
  • Một cặp rượu
  • Một cặp trà song hỉ
  • Cặp đèn cầy hình long phụng
  • Trầu cau tuỳ theo yêu cầu của nhà gái, 60 quả hay 105 quả
  • Nữ trang cho cô dâu ( đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)
  • Các lễ vật này thường được để trong mâm tráp có thể là chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của vùng miền nhưng thường người ta chọn chẵn có ý nghĩa tượng trưng cho có đôi và có cặp. Số lượng mâm tráp nhiều hay ít tùy theo điều kiện và lòng thành của nhà trai so với nhà gái.

    Lễ ăn hỏi nhiều nơi người ta còn gọi là lễ đính hôn sau khi lễ ăn hỏi diễn ra thuận lợi, gia đình hai họ đồng ý thì lúc này cố gái chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai.

3 . Lễ cưới (Lễ rước dâu - Lễ Xin Dâu)

      Trước giờ lành chuẩn bị rước dâu, Đoàn nhà trai đi đến nhà gái để đón râu với đội hình trang nghiêm, gọn nhẹ. Đi đầu là đại diện nhà trai (Thường là bố chú rể hoặc người lớn tuổi trong họ hàng nhà trai đại diện hay ông bà, chú bác…), rồi đến chú rể, bạn bè và họ hàng nhà trai.

    Sau khi kết thúc lễ rước dâu, khi gia đình đã đồng ý để cô dâu về nhà chồng, nhà trai tới đón dâu, chú rể sẽ mang hoa cưới hoặc cùng lễ vật để đón cô dâu về nhà. Trong ngày trọng đại đó, hai bên gia đình sẽ trao tặng quà, của hồi môn cho cô dâu như lời chúc phúc cặp vợ chồng son sẽ luôn giàu sang và hạnh phúc. Lễ gồm có:

  • Khay rượu có đủ nhạo và ly ( 6 miếng trầu tiêm, rượu, nữ trang, )
  • Hai hộp bánh
  • Trái cây
  • Heo sữa quay
  •  xôi gấc (gà)
  • Bánh phu thê (bánh cốm, bánh pía...)
  • Bánh kem
  • Một cặp rượu
  • Một cặp trà song hỉ
  • Cặp đèn cầy hình long phụng
  • Tiền nạp tài
  • Trầu cau tuỳ theo yêu cầu của nhà gái, 60 quả hay 105 quả
  • Nữ trang cho cô dâu ( đôi bông nhất định phải có, ngoài ra có thể thêm dây chuyền, vòng, lắc, nhẫn đính hôn…)
  • Các lễ vật này thường được để trong mâm tráp có thể là chẵn hoặc lẻ tùy theo tập quán của vùng miền nhưng thường người ta chọn chẵn có ý nghĩa tượng trưng cho có đôi và có cặp. Số lượng mâm tráp nhiều hay ít tùy theo điều kiện và lòng thành của nhà trai so với nhà gái.

  • Ý nghĩa các quả trong set lễ cưới hỏi truyền thống:
    1. Khay trầu rượu ý nghĩa miếng trầu khởi đầu câu chuyện, gặp khách mời nhau chung rượu nhạt, miếng trầu tiêm.
    2. Quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng trăm năm tình bền chặt. 210 lá trầu có cặp có đôi.
    3. Quả phu thê với 105 bánh cũng là trăm năm hạnh phúc.
    4. Quả bánh Pía đỏ với chữ song hỷ tượng trưng cuộc sống nó ấm đủ đầy.
    5.Quả bánh đậu xanh hàm ý sinh sôi nẩy nở. 
    6. Quả trái cây ngũ quả, đó là ngũ hành. Ngũ hành luân chuyển mọi sự hanh thông. 
     

   Bách Niên với phương châm: LÀM VIỆC VÌ ĐAM MÊ - TẬN TÂM TẬN LỰC VỚI NGHỀ. Có thể chúng tôi chưa cho bạn giá hời nhất nhưng đảm bảo chúng tôi sẽ mang đến dịch vụ chất lượng nhất với tiêu chí: Đẹp - Sạch - Hiện đại - An toàn và Chân thành nhất.

 

 

568

Dự án

1420

Khách hàng

65

Xe hơi

100

Đối tác

0909388983
0909388983  
Hotline: 0909388983 Nhắn tin Facebook Zalo: 0909388983 Liên lạc email